Các loại gỗ trồng lan và cách ghép lan vào gỗ

Nguyễn Thị Thanh Lam
Các loại gỗ trồng lan mà bạn lựa chọn phải đảm bảo được tiêu chí sao cho cây lan có điều kiện phát triển thuận lợi nhất, hạn chế mắc các loại nấm bệnh, độ bền giá thể và cũng phải đảm bảo được tính thẩm mỹ cao cho giò lan của bạn. Bởi thân cây trồng lan có kiểu dáng đẹp thì khi ghép cây lan lên sẽ càng làm tăng thêm tính nghệ thuật cho cây lan và cho ra những cây hoa lan đẹp.

1. Gỗ nhãn hoặc gỗ vú sữa

go-nhan

Ảnh minh họa nguồn internet

Theo các chuyên gia trồng lan chuyên nghiệp, gỗ vú sữa và gỗ nhãn chính là những giá thể gỗ tuyệt vời nhất để trồng lan. Bởi lẽ gỗ nhãn và gỗ vú sữa đều mang trong mình những ưu điểm mà rất ít những loài cây gỗ khác có được như:

- Dễ tìm kiếm, giá thành rẻ, có nhiều khúc gỗ đẹp dễ ghép lan, tạo được nhiều kiểu dáng đẹp.

- Gỗ có độ bền cao, thường từ 5 - 6 năm, giúp người trồng lan đỡ mất công thay giá thể thường xuyên cho lan.

- Gỗ không chứa nhựa đắng, chát hay mặn. Đặc biệt không chứa tinh dầu và không bị nấm nên giúp lan dễ dàng bám rễ, phát triển tốt, hạn chế tối đa sâu bệnh, tránh được tình trang lan bị thun đầu rễ hay teo chết.

- Gỗ nhãn và gỗ vú sữa cũng không bị nấm bồ hóng phát triển. Theo như một số chuyên gia cho biết, loại nấm này sẽ làm hạn chế tình trạng quang hợp cũng như khiến cho cây lan bị còi cọc, kém phát triển.

Tuy nhiên, không phải loại lan nào cũng thích hợp ghép được trên thân gỗ nhãn và vú sữa. Trên thực tế, chỉ có những loại lan ưa thích sự thông thoáng như lông tu, dã hạc, đơn cam, kim điệp, hạc vỹ, hoàng vũ, đùi gà, hoàng phi lạc, đai châu...mới ghép được trên hai loại gỗ này. Điều mà người trồng cần lưu ý là khi ghép trên gỗ thì nước sẽ bị trôi đi và nhanh khô ráo, do vậy để lan phát triển hiệu quả thì bạn cần phải duy trì được độ ẩm thích hợp.

2. Gỗ lũa

Lũa là phần gỗ còn lại của cây đã chết sau một thời gian dài chịu sự tác động của nấm, vi khuẩn, đất, nước, gió, nhiệt, áp suất… Phần gỗ này có hình thù kỳ quái, hầm hố, bất định. Phần gỗ này cứng hoặc rất cứng, mối mọt cũng chán ăn. Nó có thể là gốc, rễ, mấu, cành hoặc lõi hoặc giác của cây.

go-lua

Ảnh minh họa nguồn internet

Ưu điểm:

+ Siêu bền, thách thức thời gian và thời tiết (nhiệt, nước, áp suất).

+ Nhìn cục lũa là đã thấy cái nét TÌNH của tạo hóa rồi.

+ Chịu được mọi va đập, rơi rớt.

+ Các giống lan ĐƠN THÂN ghép vào lũa là sự lựa chọn tuyệt vời vì các giống lan này RẤT GHÉT BỊ THAY GIÁ THỂ, thậm chí là không bao giờ thích bị làm phiền (ví dụ Ngọc Điểm – Đai Châu, Sóc Lào, Vanda, Uyên Ương, Sóc Ta, Cáo Bắc, Hải Yến, Hỏa Hoàng, Mỹ Dung….) Tôi quan sát và thấy rằng rễ của các giống lan này có thể sống tới hàng chục năm hoặc hơn.

go-lua-trong-lan

Ảnh minh họa nguồn internet

+ Hầu như không bị nấm trắng (nấm mảng phấn), nấm hạt cải… và cực kỳ ít bị ốc, sên và mấy con nhớt.

+ Giả sử bạn ghép lan thuộc chi Dendrobium như các giống lan thân thòng, kiều…, sau 3-6 năm bạn bắt buộc phải nhổ ra ghép lại, bạn hoàn toàn có thể tái sử dụng lại cục lũa vì nó còn tốt chán.

+ Rất ít khi bị đọng muối giống than hoặc chậu đất hoặc vài loại giá thể khác.

lua-ghep-lan

Ảnh minh họa nguồn internet

Nhược điểm:

+ Rất nặng. Lũa càng bền thì càng nặng.

+ Đóng hàng bán đi xa thì hơi vất vả. Phí vận chuyển chắc chắn sẽ phải cao.

+ Giá cả từ 5-15 ngàn 1 ký, một cục đẹp đẹp cũng 50 ngàn – 1 vài triệu.

+ Tưới phải nhiều, có khi ngày phải tưới 2-3 lần. Tuy nhiên nếu tiểu khí hậu tốt thì sẽ ít vất vả hơn.

+ Nếu trồng lan trong chậu dớn, bạn bón 10 gam phân là cây lên tốt, thì với lũa, bạn muốn cây lên được được như vậy, bạn phải tốn ít nhất 30-60 gam phân.

+ Không phải lũa nào ghép lan cũng phát triển tốt. Ví dụ lũa cây thông có tinh dầu, lũa xá xị, lũa cây dầu… tóm lại là cây có tinh dầu bạn ngửi thấy mùi thơm hoặc nồng nặc thì ghép vào lan không phát triển hoặc rễ không bám được.

lua-ghep-phong-lan

Ảnh minh họa nguồn internet

Sau khi phân tích thì đây thực sự là một loại gỗ tốt để trồng lan nhất rồi. Bởi vì:

Chúng chịu được va đập, chịu được nhiệt và đặc biệt vô cùng bền, hầu như không cần phải thay giá thể cho lan trong suốt chu kì sống của chúng.

Lũa có nhiều hình thức vô cùng lạ mắt và đa số đều rất đẹp, rất “tình”.

Vì đã qua quá trình chịu mài mòn của nước, sâu bọ,…nên phần lũa còn lại hầu như không bị nấm, cũng rất hiếm khi bị ốc sên và sâu tấn công.

Lũa không bị đọng muối, không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, ngược lại còn giúp rễ lan bám chắc hơn, tốt hơn.

Vì những đặc điểm riêng nên lũa khá khó kiếm, lại được các tín đồ yêu lan săn đón nên giá bán khá cao.

ghep-lan-tren-lua

Ảnh minh họa nguồn internet

– Vậy để lan ghép lũa phát triển thật tốt bạn nên làm gì?

+ Đắp tã cho lan khi mới ghép. Nên có tã để tăng độ ẩm của gốc để rễ non dễ bám và mầm dễ bung hơn.

+ Đào hào đổ đầy nước; chậu, chum, vại luôn đầy nước… nói chung là tạo độ ẩm trong vườn thật cao lên (85-90%)

+ Treo giò lan thấp xuống sát mặt nước hoặc mặt đất cỡ 30-50cm. Thậm chí cho rễ lan thòng xuống nhúng vào trong nước luôn. Hoặc dùng phương pháp bán thủy canh.

+ Làm giàn thật kiên cố chắc chắn để chịu được sức nặng.

3. Gốc tre

Gốc tre là một trong những giá thể gỗ trồng lan vừa mới được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây.

Nhiều người cho rằng ghép vào gốc tre không đảm bảo và cho rằng rễ tre sẽ nhanh mục nát. Nhưng theo cộng đồng chơi lan, đó là một quan niệm sai lầm.

Một số đặc tính không thể bỏ qua của gốc tre như là dễ kiếm. Hầu như, vùng nào ở nước ta cũng có tre mọc trên rừng núi. Bạn có thể lên núi đào vài gốc tre về lấy gốc làm giá thể, các phần còn lại có thể tạo thành một cái giàn để treo Phong Lan.

ghep-lan-vao-goc-tre

Ảnh minh họa nguồn internet

Gốc tre có rất nhiều hình thù đa dạng, thú vị, tạo cảm giác rất mới lạ. Đồng thời vì có những đặc tính phù hợp như: độ bền cao, không trữ muối, tinh dầu, nhựa đắng hay chát nên được rất nhiều nhà vườn áp dụng thử nghiệm. Bước đầu cho thấy lan bám rễ và phát triển tốt. Giá thành lại cực rẻ vì tre chính là loài cây phổ biến nhất ở nước ta.

4. Gỗ giáng hương

Bên cạnh gỗ vú sữa và gỗ nhãn, lũa, giáng hương cũng là một giá thể gỗ rất được ưa chuộng, đặc biệt là các đại gia chơi lan. Vì:

Giáng hương là loại gỗ quý hiếm, có lớp vỏ sần sùi, giữ nước tạo độ bám tốt giúp lan nhanh chóng bám rể và phát triển.

Độ bền rất cao, từ 6 - 7 năm.

go-giang-huong-trong-lan

Ảnh minh họa nguồn internet

Tuy nhiên giáng hương lại có một ít nhược điểm nhỏ như:

Giá thành rất cao vì đây là một loại gỗ hiếm, rất khó kiếm.

Gỗ cây có chứa tinh dầu thơm nên cần phải thường xuyên tưới rửa nhiều nước để tẩy tinh dầu, tránh làm cho cây còi cọc, yếu ớt.

Nên gỗ giáng hương ít được sử dụng để trồng phong lan.

5. Gỗ cây Bách

cay-bach-xanh

Ảnh minh họa nguồn internet

Lại thêm một loại gỗ trồng phong lan cực kì tốt, đó chính là gỗ cây bách. Sở hữu một lớp vỏ dày và sần sùi, giúp tăng thêm nét xinh đẹp và hoang sơ cho phong lan. Gỗ cây bách cũng có những đặc tính không khác nhiều so với các loại gỗ trồng Phong Lan trên.

Tuy nhiên có một điều bạn cần lưu ý khi lựa chọn gỗ cây bách chính là bạn cần phải chọn loại cây có lớp vỏ dày khoảng 3-4 cm, không bị tách rời rạc. Nếu không, sâu bọ có thể dễ dàng tấn công vào bên trong lõi cây.

08.3456.5456 ĐĂNG KÝ TƯ VẤN