Doanh nghiệp tổ chức Thiện nguyện sao cho hiệu quả?

Hoàng Phương Lan
Đã 2 tháng trôi qua từ ngày các em nhỏ nghèo tại miền Trung có thể vui mừng vì được quay trở lại trường và tiếp tục viết nên những ước mơ sau trận lũ lụt lịch sử, thì nay lại đón thêm niềm vui khi có thể đeo trên vai những chiếc cặp sách mới, viết vào những tệp vở trắng tinh và được mặc những chiếc áo phao ấm áp đến trường.

Đây là thành quả sau hơn 1 tháng phát động chương trình khuyến học “Chắp cánh cho Ước Mơ bay xa” của Công ty CPLD Sơn Nhật Bản. Tuy thời gian gây quỹ và triển khai chương trình khá gấp rút nhưng với mong muốn có thể giúp đỡ bà con miền Trung nhanh chóng ổn định lại cuộc sống sau lũ, vào ngày 23/11 vừa qua, Đoàn thiện nguyện đã xuất phát từ Hà Nội và trải qua 3 ngày đầy ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Quảng Bình - hai trong các tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão lũ.

Tặng đồ dùng học tập, trao khuyến học vượt khó có thể giúp các em nhỏ có thể tiếp tục tới trường

Thời điểm rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả

Mùa bão vừa qua, tất cả người dân Việt Nam dù có đang ở bất kỳ nơi đâu đều không khỏi xót xa hướng về mảnh đất miền Trung đầy nắng gió, thân thương. Để phần nào san sẻ những khó khăn mất mát, có rất nhiều cá nhân, đoàn thể đã tổ chức những chương trình cứu hộ cứu trợ đồng bào miền Trung ruột thịt. Mặc dù rất nhanh chóng và kịp thời nhưng trên thực tế, nhiều hoạt động thiện nguyện hiện nay đều đang mang tính chất tự phát, chưa phát huy hết khả năng và đảm bảo sẻ chia công bằng.

Thiện nguyện theo hình thức Doanh nghiệp luôn phải công khai rõ ràng và minh bạch.

Đối với một Doanh nghiệp, thời điểm triển khai những chương trình thiện nguyện nhìn chung sẽ chậm hơn các cá nhân và tổ chức khác vì từng quy trình đều phải công khai rõ ràng và minh bạch. Mọi công tác gây quỹ từ thiện của Doanh nghiệp đều phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về các hoạt động thiện nguyện, quỹ từ thiện của chính phủ (nghị định 93/2019/NĐ-CP). Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng mọi nguồn lực đều được sử dụng hiệu quả, theo đường lối của Đảng và Nhà nước, tránh gây ra hỗn loạn, bất bình và bức xúc trong dư luận. Từ đó, hoạt động thiện nguyện sẽ nhận được lòng tin từ các Nhà Hảo Tâm và người dân. Mặc dù thiện nguyện theo hình thức Doanh nghiệp sẽ không được kịp thời và nhanh chóng như các hình thức cá nhân khác, nhưng với bà con, tất cả mọi sự giúp đỡ đều rất đáng được trân trọng.

Đánh giá đúng nhu cầu người dân, tránh lãng phí nguồn lực

Khi xảy ra thiên tai, những vùng sâu vùng xa là những vùng khó tiếp cận, tình hình thiệt hại nơi đây cũng rất nặng nề. Các công tác cứu hộ, cứu trợ thường đến chậm hơn nên khả năng hồi phục sau bão lũ của bà con cũng chậm hơn. Chính vì vậy, việc đánh giá mức độ thiệt hại tại các vùng bị ảnh hưởng cũng như xác định rõ nhu cầu người dân của Doanh nghiệp là thực sự rất cần thiết. Với nguồn lực tài chính từ các Nhà Hảo Tâm, Doanh nghiệp cần phải lên danh sách chuẩn bị những phần quà kỹ càng và phù hợp với nhu cầu của người dân nhất, và công tác trao quà cũng phải luôn đảm bảo tính công bằng và minh bạch.

Hành trình khuyến học vừa qua, với tất cả số tiền khuyến học gây quỹ được, Sơn Nhật Bản quyết định đầu tư hết vào đồ dùng học tập cho các em nhỏ miền Trung - là những phần quà phục vụ thiết thực cho việc đến trường. Ngoài ra, công ty cũng trao tận tay các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng luôn cố gắng vươn lên trong học tập những suất học bổng đầy ý nghĩa.

Những nụ cười tươi rói của các em nhỏ là minh chứng thành công của chương trình

“Của cho không bằng cách cho” - để Doanh nghiệp có thể giúp đỡ bà con một cách hiệu quả và thiết thực nhất, ngoài tấm lòng nhân ái và sự cảm thông thì mọi sự chuẩn bị kỹ càng, trao quà đúng người đúng thời điểm đều cực kỳ cần thiết. Đối với Sơn Nhật Bản, những nụ cười tươi rói của các em khi được đeo trên vai những chiếc cặp mới là sự minh chứng rõ ràng nhất cho sự thành công của chương trình.

Duy Lâm
08.3456.5456 ĐĂNG KÝ TƯ VẤN