FPT Telecom ứng dụng sinh trắc vân tay INFOLIFE vào tuyển dụng

Vương Xuân Nguyên
Năm 2019 - 2020 FPT bắt đầu đặt ra mục tiêu tìm kiếm ứng dụng hỗ trợ bộ phận nhân sự để giảm tỉ lệ nghỉ việc.

Tập đoàn FPT là doanh nghiệp công nghệ Thông tin hàng đầu ở Việt Nam với gần 30 nghìn nhân sự trên 46 văn phòng thế giới.

Kết thúc năm 2018, tỉ lệ nghỉ việc của nhân sự FPT có xu hướng gia tăng. Thống kê cho thấy tỉ lệ nghỉ việc nằm phần đông ở tuyển dụng và đào tạo. Từ đó, công ty bắt đầu tìm kiếm ứng dụng hỗ trợ bộ phận nhân sự.

Giữa tháng 08/2019 Bộ phận tuyển dụng của FPT Telecom bắt đầu áp dụng phương pháp Sinh trắc vân tay Infolife theo công nghệ mới Biometric từ Liên Bang Nga trong quá trình tìm kiếm ứng viên. Anh Nguyễn Lê Hoàng, du học sinh trở về từ Pháp chính là người đứng sau dự án này.

Xuất thân từ chuyên ngành ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, anh Nguyễn Lê Hoàng bắt đầu “bén duyên” với công nghệ DermaToglyphics

“Đây là dòng sinh trắc vân tay đầu tiên mà mình tiếp xúc khi về Việt Nam. Thời điểm lúc đấy (2013 - 2014), sinh trắc vân tay truyền thống ở VN chia các nhóm vân tay thành 12 - 14 chủng. Điều này khá là hấp dẫn với mình”, anh Hoàng cho biết.

Cũng theo anh Hoàng, viện nghiên cứu tại Pháp - nơi anh theo học mới công bố 5 phân nhóm vân tay chuẩn của NIST.

“Việc chi tiết hóa từng nhóm chủng vân tay sẽ giúp cho việc phân tích được cụ thể hơn rất nhiều. Về dòng Dermatoglyphics sẽ phù hợp với các bạn nhỏ do dòng này chủ yếu tập trung vào một phần tính cách và định hướng nghề nghiệp dựa trên các chỉ số về các loại hình thông minh. Tuy nhien, Dermatoglyphics với những bài phân tích có bộ vân tay đa dạng, có cùng một lúc nhiều khả năng và cách thức phân tích trên từng ngón tay; nên khi tổng hợp lại về con người đó, chúng ta sẽ khó có thể giúp họ “chọn” ra được hướng đi phù hợp”, anh Hoàng cho hay.

Sau đó anh Hoàng biết đến công nghệ Biometric. Anh thấy những hạn chế trên được giải quyết rất tốt ở dòng Biometric, khi cách thức phân tích có sự khác biệt rõ rệt: số lượng vân tay thay vì cường độ đường vân, số chủng vân tay là 6 chủng (khá sát với bộ phân nhóm vân tay chuẩn của NIST).

Anh Hoàng phân tích, “Về dòng này mình thấy bản báo cáo phản ánh rất chi tiết về tổng thể của một con người: từ tính cách - chi tiết hơn rất nhiều so với dòng sinh trắc vân tay truyền thống khi hệ thống hóa các cặp tính cách đối lập nhau, và chi tiết hóa theo phần trăm - tới nghề nghiệp, các loại hình tư duy học tập hiệu quả cho tới sức khỏe, thể thao, sinh lý học - những thành phần mà sinh trắc vân tay truyền thống chưa thể làm rõ được”.

Từ đó, anh Hoàng cùng các cộng sự bắt tay ứng dụng công nghệ Biometric vào tuyển dụng 2 phòng ban của FPT là Top Service Talent - bố trí các nhân viên về chăm sóc khách hàng và Ambassador Project - dự án về khối sinh viên Hà Nội làm gương mặt đại diện.

Đến cuối năm 2019, đầu 2020, công cụ được xây dựng xong, triển khai kết hợp số hóa AI, Machine learning trong công tác tuyển dụng, truyền thông tuyển dụng. Kết quả thu về có chỉ số rất tốt và đạt giải Bạc cuộc thi Khien trong nội bộ FPT.

“Sau khi ứng dụng công nghệ Biometric, tỉ lệ thu hút ứng viên tăng lên 120% so với cùng kì năm trước. Tỉ lệ ở lại tăng thêm 15% so với cùng kì năm trước. Dự án này là 1 khởi đầu rất tốt cho việc ứng dụng công nghệ sinh trắc vân tay vào trong doanh nghiệp. Mình mong muốn được kết hợp với các HRM, HRD để có thể kết hợp, triển khai thêm các dự án như thế này cho các doanh nghiệp khác”, anh Hoàng chia sẻ.

08.3456.5456 ĐĂNG KÝ TƯ VẤN