4 cấp độ dự phòng bệnh đái tháo đường

Nguyễn Thị Thanh Lam
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời, bệnh nhân có thể mắc các bệnh tim mạch, suy thận, mù lòa và các tình trạng nghiêm trọng khác. Bạn hoàn toàn có thể hành động ngay từ hôm nay, với 4 cấp độ dự phòng bệnh đái tháo đường chúng tôi đưa ra trong bài viết này. Xin chia sẻ bài viết trên https://thaythuocvietnam.vn/ tới bạn đọc http://phapluatkinhdoanh.vn/

1. Phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Phòng ngừa bệnh tiểu đường bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và giảm cân. Bắt đầu với một vài thay đổi đơn giản trong lối sống của bạn ngay bây giờ có thể giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

1.1. Cắt giảm đường và tinh bột khỏi chế độ ăn uống của bạn

Bánh cho người tiểu đường

Ảnh minh họa nguồn internet

Nếu bạn nạp quá nhiều đường và tinh bột vào cơ thể, lượng đường trong máu tăng lên sẽ kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, một loại hormone giúp điều hòa đường huyết ổn định. Theo thời gian, tình trạng này lặp đi lặp lại sẽ khiến tụy sản xuất nhiều insulin hơn mà lượng đường trong máu vẫn ở mức cao. Cuối cùng, tình trạng này sẽ chuyển thành bệnh tiểu đường loại 2.

Cắt giảm đường và tinh bột khỏi chế độ ăn sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và mức insulin của cơ thể, bảo vệ cơ thể chống lại tiểu đường.

1.2. Chế độ ăn giàu chất xơ

Các nghiên cứu ở những người béo phì, người già, tiền tiểu đường đã chỉ ra rằng, chất xơ giúp ổn định lượng đường trong máu và mức insulin ở mức thấp. Chất xơ có chứa ít tinh bột, lại giúp bạn cảm thấy no nhanh và lâu hơn. Từ đó giúp giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể, kích thích đường ruột hoạt động trơn tru hơn. Bạn có thể lựa chọn các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, lê, táo, chuối, atiso, các loại đậu…

1.3. Hạn chế thực phẩm đã qua chế biến

Thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đã qua chế biến có chứa nhiều chất béo bão hòa gây nguy cơ rối loạn lipid máu, các vấn đề về tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ. Đây cũng chính là các biến chứng của bệnh tiểu đường mà bệnh nhân có thể gặp phải.

1.4. Tập thể dục

Các nghiên cứu cho thấy, tập thể dục nhịp điệu và rèn luyện sức đề kháng có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Tập thể dục có thể giúp bạn giảm cân, giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy cảm của bạn với insulin – giúp giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.

1.5. Giảm cân

Hình ảnh: môn thể thao và bài tập giảm cân

Ảnh minh họa nguồn internet

Thể thao và bài tập có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng

Thừa cân có thể gây trở ngại cho bạn trong quá trình phòng chống tiểu đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên gấp bảy lần. Béo phì khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 20 đến 40 so với người có cân nặng bình thường. Giảm cân có thể cải thiện sức khỏe của bạn một cách bất ngờ. Giảm 7 – 10% trọng lượng hiện tại của bạn có thể giảm đến một nửa nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

2. Chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh tiểu đường

Phát hiện và điều trị sớm bệnh tiểu đường là một bước quan trọng giúp bệnh nhân tiểu đường khỏe mạnh. Phát hiện sớm sẽ giúp bạn có các phương pháp điều trị phù hợp, giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường như bệnh tim mạch, mù lòa, bệnh thận…

  • Bệnh tiểu đường loại 1 thường được phát hiện sớm hơn nhiều so với bệnh tiểu đường loại 2 vì các biến chứng nghiêm trọng và nhu cầu chăm sóc y tế rõ ràng.

  • Bệnh tiểu đường loại 2 giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc không có. Điều này làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường khi phát hiện bệnh ở giai đoạn bệnh phát triển.

Trước đây, bệnh tiểu đường loại 2 thường gặp ở người lớn trên 45 tuổi và tỷ lệ mắc cao nhất là người từ 60 tuổi trở lên. Hiện nay, dân số mắc bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa, bao gồm cả trẻ em và thanh thiếu niên. Thời gian mắc bệnh của người trẻ tuổi có thể kéo dài trong âm thầm nếu không được phát hiện sớm. Khi bệnh càng kéo dài, tỷ lệ mắc biến chứng tiểu đường càng cao. Do đó, bạn nên đo đường huyết định kỳ để phát hiện sớm bệnh tiểu đường.

3. Phương pháp điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Biến chứng tiểu đường chia làm hai loại, gồm biến chứng cấp tính và biến chứng mãn tính. Biến chứng cấp tính (nhiễm toan ceton do đái tháo đường) có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình bệnh. Biến chứng mãn tính gồm các bệnh tim mạch, bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, tổn thương dây thần kinh, tổn thương thận. Các biến chứng mãn tính là nguyên nhân gây ra hầu hết bệnh tật và tử vong liên quan đến bệnh tiểu đường.

Bạn cần phải cam kết và nỗ lực thực hiện theo kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường mà bác sĩ đã đưa ra để có thể phòng ngừa biến chứng, ổn định đường huyết. Dưới đây là các cách giúp bạn điều trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường:

3.1. Điều trị

  • Cam kết kiểm soát bệnh tiểu đường: thực hiện chế độ ăn kiêng khoa học (chúng tôi đã đề cập ở mục 1), duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục mỗi ngày. Bạn cũng cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

3.2. Phòng ngừa biến chứng

Biến chứng của bệnh tiểu đường

Ảnh minh họa nguồn internet

  • Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường, bao gồm: nhiễm trùng, loét bàn chân, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh về mắt, tổn thương thần kinh, bệnh thận…

  • Kiểm soát huyết áp và cholesterol: Giống như bệnh tiểu đường, huyết áp cao có thể ảnh hưởng xấu đến mạch máu của bạn. Cholesterol cao cũng là một vấn đề đáng lo ngại vì làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường, gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ.

  • Lên lịch khám sức khỏe và khám mắt thường xuyên: Bạn cần kiểm tra tiểu đường hàng tháng và kiểm tra mắt 2 đến 4 lần một năm.

  • Chăm sóc răng: Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng nướu. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa và lên lịch khám răng ít nhất hai lần một năm.

  • Hạn chế rượu bia

  • Giảm thiểu căng thẳng: Nếu bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, bạn sẽ rất dễ quên đi thói quen chăm sóc bệnh tiểu đường của mình. Ngủ đủ giấc và luôn tích cực sẽ giúp bạn đẩy lùi được bệnh tật.

4. Ngăn ngừa tác dụng phụ của quá trình điều trị tiểu đường

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc tiểu đường cho bạn. Mặc dù đem lại lợi ích điều trị, nhưng đôi khi thuốc tiểu đường có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

  • Bạn có thể gặp phải tình trạng tụt đường huyết, đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… Tụt đường huyết có thể khiến bạn cảm thấy run rẩy, đổ mồ hôi, chóng mặt. Để phòng tránh, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày làm nhiều bữa và không bỏ ăn.

  • Một số tác dụng phụ khác thường xảy ra khi bạn bắt đầu sử dụng thuốc. Tình trạng này sẽ hết sau một thời gian. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, bạn cần báo ngay với bác sĩ để có thể điều chỉnh kịp thời. Bác sĩ có thể thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng thuốc nếu cần.

Ngoài ra, để ngăn ngừa tác dụng phụ của quá trình điều trị, bạn cũng đừng quên áp dụng cả 4 cấp độ dự phòng bệnh đái tháo đường trong điều trị bệnh. Tuân thủ điều trị và thực hiện thay đổi lối sống khoa học hơn sẽ giúp bạn ngăn ngừa tác dụng phụ và biến chứng tiểu đường.

Hy vọng với các thông tin về 4 cấp độ dự phòng bệnh đái tháo đường chúng tôi đưa ra sẽ giúp bạn có thể bắt đầu phòng chống bệnh tiểu đường ngay hôm nay. Không bao giờ là quá muộn trong hành trình đẩy lùi bệnh đái tháo đường.

08.3456.5456 ĐĂNG KÝ TƯ VẤN